Kết quả tìm kiếm cho "học sinh vùng bão lũ"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1570
Sáng 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân mà còn góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Chiều buông nhanh qua dòng kênh Lương An Trà (huyện Tri Tôn), người dân lục đục chuẩn bị đồ nghề bắt đầu cuộc hành trình săn rắn đêm. Quanh năm, họ lầm lũi mưu sinh trên đồng vắng, như cái vạc ăn đêm không mỏi cánh.
Huyện Phú Tân tự hào là vùng chuyên canh sản xuất đặc sản nếp của tỉnh và đã lan tỏa thương hiệu đến nhiều nơi trên cả nước. Nối tiếp qua các thế hệ, hạt nếp gắn bó với người dân cùng những giai đoạn thăng trầm. Đến nay, nếp vẫn là kinh tế của hàng ngàn hộ dân trên đất cù lao, hễ nhắc tới Phú Tân thì người ta hiểu ngay đó là “xứ nếp”.
Ai đã một lần đến với An Giang, chắc chắn sẽ cảm nhận được sự hiền hòa, hiếu khách, nghĩa tình, nhân ái của người dân nơi đây. Phát huy truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương, những năm qua, cùng với tập trung phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân An Giang luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Tổ chức UNICEF Việt Nam phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) An Giang tổ chức Cuộc thi “Tinkering with Tech - Khám phá công nghệ” sử dụng micro:bit dành cho 11 trường THCS trên địa bàn tỉnh. Cuộc thi nhằm tạo sân chơi thử thách để học sinh ứng dụng mạch micro:bit và lập trình trong giải quyết vấn đề liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững.
Kỷ niệm “200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế, tôi có dịp trở về vùng Tứ giác Long Xuyên, nơi được mệnh danh “rốn phèn” của vùng châu thổ. Qua 200 năm, nhờ vào tầm nhìn chiến lược của các bậc tiền nhân, sự tiếp nối không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ con cháu trong khai hoang, phục hóa “rốn phèn”, Tứ giác Long Xuyên từ vùng đất hoang hóa thuở nào đã trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp của quốc gia và thế giới.
Thoại Sơn là huyện đầu tiên của tỉnh An Giang đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2018, vượt lộ trình kế hoạch 1 năm. Đến nay, Thoại Sơn tiếp tục trở thành huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh. Khoác lên mình chiếc áo “Nông thôn mới nâng cao”, huyện Thoại Sơn đang trở thành một miền quê đáng sống qua từng ngày.
Xây dựng An Giang trở thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu của cả nước là tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của Đảng bộ, chính quyền và nông dân trong tỉnh, bởi An Giang đã hội đủ các điều kiện về tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật…
An Giang là tỉnh có đa dân tộc, tôn giáo và có nhiều lễ hội văn hóa dân gian, cùng các làng nghề, công trình kiến trúc. Từ đó, đã tạo nên nét độc đáo của vùng đất có bề dày lịch sử truyền thống nằm ở biên giới Tây Nam Tổ quốc.
An Giang có giống lúa độc đáo, nước càng ngập năng suất càng cao, nước tới đâu lúa vươn tới đó. Đó là cây lúa mùa nước nổi, giống lúa ngon, được trồng kiểu “thuận thiên”, suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.
Với vai trò Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ô Long Vĩ (huyện Châu Phú), chị Dương Thị Tiên đã không ngừng học tập, rèn luyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với nhiệm vụ, chức trách được giao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của hội viên phụ nữ ở địa phương.